(SaoZone.net) – Cho đến hôm nay, thời điểm đêm nhạc thiêng hát tặng cho quê hương Cổ Lũy vừa đã tròn 1 tháng. Thế nhưng, những tiếng phone hay video chat thăm hỏi các ca sĩ của bà con cư dân Quảng Ngãi vẫn đổ chuông không ngớt. Trong cái nóng tháng 4 gay gắt khiến tâm trạng trở nên mệt mỏi. Lúc này đây, chúng tôi hồi tưởng lại những ký ức đơn sơ khi đồng hành cùng Trường kha Tibetan đêm lời ca năng lượng về quê cha đất tổ của anh bỗng nhiên trào dâng với muôn vàn kỷ niệm.
Chu choa bà con ơi.., Út con chú Bốn về Cổ lũy nè. Nghe nói Út đem ca sĩ về hát cho bà con mình xem, tiếng chào hỏi râm ran của những cư dân Cổ Lũy Cô Thôn với nụ cười thân thiện đã giúp nhóm tiền trạm càng phấn chấn, vui khỏe hơn khi cả nhóm lao vào công việc với mong ước đêm nhạc Thiêng mà Trường Kha Tibetan dành tặng về quê nhà. Trường Kha đã ấp ủ dự án này trong suốt 30 năm, nay mới thành hiện thực vì theo anh “Mình làm nghệ thuật thì cố gắng gởi tặng cho quê hương chương trình thật hay cũng giống như người con đi làm xa, mỗi lần về thăm Cha mẹ mang quà về tặng biếu thì phải hảo hạng nhất để tỏ lòng cung kính, thì bề trên cũng ngó nghĩ và chứng minh cho, giúp mình được niềm vui hơn”; Với bản tính hay hỏi han cộng thêm chút máu nghề nổi lên, tại bữa cơm trên nhà bè Hải Dưỡng mát rượi gần kề bờ sông Vực Hồng. Tôi hỏi thăm bà con địa phương nhằm mong muốn hiểu thêm cảm xúc của cư dân Tư Nghĩa về đêm nhạc.
“Quê Hương – Đi Để Trở Về” tại Cổ Lũy Cô Thôn có phải đêm thiêng tình người mà sao ấm áp kì lạ.
Xởi lởi bưng cái lẩu cá tỏa khói thơm thơm khiến mọi người thấy bao tử cứ sôi réo ầm ầm, chỉ muốn nhào vô húp canh liền để giải nhiệt. Chị Nguyệt, một cư dân Cổ Lũy nhận vai trò hỗ trợ cho đoàn với chi phí tính bằng “Công-Quả” mà theo như lời chị nói “muốn tích thêm chút phước để lại cho con cháu”.
Dùng chiếc khăn giấy chậm nhẹ ngăn dòng mồ hôi đang dần loang trên cả gương mặt đỏ bừng nhưng ẩn chứa tia sáng hạnh phúc từ đôi mắt biết cười, chị Nguyệt nhanh nhảu: Các em ăn nhiều nha, cá ở xứ này tươi rói hè, sáng sớm nay chị dặn ghe câu đem tới sớm đó; Ở xứ này, nói thiệt các em món nào cũng ngon lắm; Trưa nay ngoài lẩu cá nấu canh chua, có món tôm ram thịt, gỏi sứa, trứng chiên rau xào và cà pháo với đu đủ xanh dầm mắm cái chanh tỏi ớt. À quên! rau xào xứ này ngon nhức nách nha các em, vì rau trồng rẫy ven sông Trà Khúc mình nè, xào hay luộc đều ngọt, nó thơm và giòn bá cháy gơ lắm! (cười giòn tan).
Vui vui vì sự hồn nhiên mộc mạc, tôi hỏi: Vậy chị có lãnh vai gì trong đêm diễn sắp tới không?, Bật cười, Chị Nguyệt đáp “Em hỏi một câu mà chị hú hồn hà. Thiệt với em, xứ Cổ lũy từ xa xưa vốn là nơi mà các vị tiền nhân của Gia tộc chị đó; Ban tam tộc bao gồm 3 họ: Ngô – Hoàng – Lê. Tuy nhiên tộc Lê sau đổi thành họ Nguyễn (Tiền Lê hậu Nguyễn). Theo ghi chép, Tam tộc đã bỏ nhiều công sức khai phá và lập ấp cho gia đình và cư dân làm nơi định cư ngụ canh. Trong đó, tộc họ Hoàng và họ Ngô vốn có gốc từ Phúc Kiến, nhưng thế thời thay đổi đã khiến các Ngài phải rời xứ, dẫn dắt con cháu từ Trung Quốc sang đất Việt và chọn đây làm nơi cư trú vĩnh viễn. Từ đó, con cháu Tam gia đã xem mình là người dân Việt Nam cho dù các lễ nghi thờ kính, cúng bái thì lại mang phong thái giao thoa của 2 nét văn hóa Việt_Hoa đan xen nhau vô cùng hài hòa chuẩn mực.
Đột nhiên, giọng chị Nguyệt trầm hẳn, nhẹ nhàng chị tâm sự: Trong gia tộc, Anh Út (tức Trường Kha) có vai vế lớn hơn chị cho dù tuổi đời của nhỏ hơn. Tuy nhiên, Cả Gia tộc đều mang ơn anh Út rất nhiều bởi chỉ có mình anh đã lo lắng chu toàn việc tìm kiếm mồ mả tổ tiên, làm lễ đón rước di cốt ông bà về quy tập; Ngày trước tứ tán khắp nơi không được như bây giờ, các ngày lễ húy kỵ hay lễ chính như Chạp mả (trước tết Nguyên đán), Thanh minh (tháng 2 lịch âm),… cũng chỉ mình Út bỏ tiền ra lo hết, không biết nói sao nữa!. Mà muốn làm điều này, Út Trường Kha đã phải lo xây dựng khu lăng mộ riêng của gia tộc từ trước, từ chọn thế đất đến chỉnh chu ngăn nắp mọi thứ, đến khâu đón từng vị về, vất vả tỉ mỉ mất mấy năm, giờ nhìn linh thiêng bề thế, ảnh nghĩ “người chết, nơi an nghỉ là kỷ vật một kiếp sống cần phải chu đáo thì hậu thế mới dễ phát huy hoát đạt”, nên dồn dốt hết tâm lực, trí lực, vật lực, tịnh tài cho hoàn mãn; thấy mà cảm phục, chắc ông bà cũng vui mừng, xưa giờ trong thân tộc đâu ai nghĩ tới mà làm được, lên trên đỉnh Hòn Yàng và bên nghĩa trang nhân dân Sơn Tịnh (phường Trương Quang Trọng) nhiều người cũng biết đó em.
Chị Nguyệt hé lộ. Việc hiếu nghĩa với gia tiên được anh Út chu toàn vẹn vẻ. Có lẽ chính sự hiếu đạo đó mà anh Út Trường Kha có một uy lực khiến cả gia tộc rất nể trọng. Đặc biệt, trong đêm nhạc này, anh còn sáng tác rất nhiều ca khúc dành tặng cho Cổ Lũy Cô Thôn – vùng quê mà anh có cả một trời ấu thơ vô bờ nhung nhớ.
Nhưng điều quan trọng nhất mà ít ai biết là anh Út Trường Kha còn lập nghi lễ khấn bái Trời Phật độ trì, vật lễ biện bày đủ đầy và thắp khấn hương mời anh linh các vị tiền nhân trong gia tộc cũng như Chư vị Thần linh, anh linh khuất mặt tại nơi thổ nhưỡng cùng về xem đêm nhạc. Là người theo sát Trường Kha nhiều năm, nên trong thâm tâm, Chị Nguyệt vững vàng một niềm tin: Khi con cháu luôn đặt hiếu nghĩa là hàng đầu, thì ắt phúc lớn quy hướng được chánh pháp hoằng dương về cho gia đạo. Vì thế, khi đêm nhạc Thiêng được diễn ra, lượng khán giả dồn về sân khấu này không chỉ là giới trẻ, mà có cả những bà cụ xuýt soát 80 tuổi dù ở cách xa cả chục km cũng nằn nỉ con cháu chở họ đến thưởng thức.
Kiệm lời hơn hẳn với chị Nguyệt, Chú Đô – người thủ từ già tại Miếu Bà Ngũ Hành ở thôn Thanh An, xã Nghĩa Phú Cổ lũy thổ lộ: Tôi vốn có chút họ hàng xa với Trường Kha nên hổng dám khen em vì nếu nói ra thì người ta lại bảo “Con hát mẹ khen hay, cô ơi”. Nhưng trong lòng tôi lạ lắm, vui từ khi ekip nhân lực trong Sài gòn gởi từng thùng Standee, Poster nghệ sĩ về; Từ đây ra bến xe Quảng Ngãi cả hơn chục cây số, Út Kha nhắn ra chở về; Tôi đi mua thêm từng thanh gỗ cưa bằng để canh 2 lề trên_dưới đặng treo cho thẳng và đẹp, bà con ở đây thấy vui như hội làng, tôi ráng cùng mọi người treo cho trang trọng để nghệ sĩ dòm cũng vui lòng, cứ thế tất bật làm; Trường Kha đem quà về cho quê hương tôi bằng một đêm nhạc thiêng liêng mà ai xem cũng đờ người, tạo quá nhiều cảm xúc, quá đổi ngạc nhiên lẫn xúc động dâng trào.
Trước đó, thủ tục xin giấy phép biểu diễn tại quê hương rất nhiêu khê cô à. Đã vậy, các ca khúc của Trường Kha đều bị soi xét từng chữ. Mà nói thiệt, có bao giờ dân Cổ lũy nói riêng, Quảng Ngãi nói chung tận mắt nhìn thấy một sân khấu chỉnh trang hoành tráng đến vậy đâu, đèn hoa rạng rực sáng lung linh hoa cả mắt; Nhìn thấy Sư cô Huệ Vy cùng hàng Phật tử ekip hùng hậu chùa Hương Đức ở tận Bảo Lộc, Lâm Đồng mang chở hoa về, rồi nhanh nhẩu tấp nập cắm chỉnh rất nhiệt tình và nghiêm trang khắp các ngóc ngách rợp trên sân khấu, chuyên nghiệp và nhiệt tình, ai cũng khiêm tốn tập trung tối đa lẹ làng vào việc mình, khâu nào ra khâu đó, quá sức tưởng tượng, nhìn hay lắm; Mà dựng lên hồi nào ở đây dân cũng chỉ nghĩ như đoàn lô tô thỉnh thoảng về góp vui cho bà con thôi, đâu nghĩ lớn quá vậy. Điều tôi xúc động nhất là lúc Trường Kha thắp nhang lạy mời ông bà về xem. Bàn lễ quá ấm cúng khiến tôi làm Từ mà thấy thẹn nơi lòng vì em nó giờ khác lắm, đi xa mà am tường nhiều nghi lễ hơn mình. Nhưng nhờ thế tôi càng thấm thía câu “Hậu Sanh Khả Úy 后生可畏”. Xem đêm nhạc, tôi tự hào cho gia tộc mình đã có một ngôi sao vẹn đức tài hiếu nghĩa. Tôi tin Trường Kha sẽ là ngọn nến, tỏa ánh sáng cùng hơi ấm đặng giúp cho con cháu hậu thế cũng như bao lớp hiện thời soi lại tâm hồn mình, qua phong thái cùng cách ứng xử của Trường Kha, con người ấy thật vẹn tình người, hợp lòng Trời Phật Thần linh.
Thật vậy, rất hiếm có đêm nhạc nào, các ca sĩ được người dân chung tay hỗ trợ nhiều như thế. Tôi sẽ không quên hình ảnh những bác “tài xế không công: như anh Tiên, anh Dũng, anh Tuấn, anh Quang, anh Tân, anh Thắng, chị Thảo, anh Khải ..”, đã tạm bỏ công việc nhà cho đến việc cá nhân; Các anh đã hỗ trợ việc đưa đón mọi người trên tinh thần thân ái, nhiệt tình và rất đúng giờ giấc. Rồi những bóng hồng như chị Thúy, chị Thanh, chị Thủy, bé Hai, chị Vân,.. và bao người khác.. Trong những tà áo dài thướt tha, các chị cần mẫn nhận vai trò lễ tân, tiếp khách rồi kiêm luôn việc an ninh trật tự. Vì thế, khi đêm nhạc diễn ra, dù có cảnh người lớn trẻ nhỏ chen chúc nhau leo rào hay dòm qua khe chấn song của tường rào (vì lượng khán giả đứng ngoài quá đông, nên chính quyền sở tại đề xuất Ban tổ chức tháo dỡ 2 khung Poster lớn 2 bên cánh cổng để mọi người ai cũng được xem), tất cả đều rất lịch thiệp an yên, không hề có một khuấy động ồn ào như cự cãi hay xô bồ nào xảy ra cả.
Hình như! Trong đêm nghệ thuật “Quê Hương Đi Để Trở Về” Series Những Hóa Thân do Trường Kha Tibetan cùng Độ Film Media tổ chức, tất cả đều đắm chìm trong không gian lung linh huyền mơ, cùng say sưa nghe các ca sĩ hát các ca khúc nói về nhân sinh, đất nước, con người, đức tin là quê hương của chính mình với niềm vui vô bờ bến.
Ừ.. Đã bao lâu rồi! Cư dân Cổ lũy Cô Thôn, các vùng lân cận như Phổ An, Thu Xà, Nghĩa An, Nghĩa Dõng cho đến Tịnh Thọ, Tịnh Hà, Sơn Tịnh, Mỹ Khê, cư dân Trung tâm Thành phố Quảng Ngãi.. chưa từng có một trải nghiệm vui vẻ năng lượng ấm áp đến như vậy.
Và trong đêm nhạc ấy, tôi có cảm nhận: Đã có các khán giả đang hiện hữu ở thế giới khác cũng vào dự. Trong thâm tâm mơ màng, tôi nghĩ có lẽ vì Cổ Lũy Cô Thôn – Vùng đất linh đặc biệt, từ ngàn xưa đến nay vốn dĩ đã quá nhiều bi ai bởi chiến cuộc cho đến tranh giành lĩnh địa thương doanh,… Từ đó! đã có nhiều tranh chấp đổ máu, lớp lớp mạng người nằm xuống nơi “Nhất Bộ Dị Trạng” đẹp như mơ; Nay! Tiếng hát năng lượng đầy yêu thương giải vây, mang nguồn linh khí thanh lành hàm chứa bao chánh dương hoằng pháp nguyện cầu như vận trời ban ứng đúng duyên, giúp các anh linh hướng về Thiên nhãn cùng nhận ơn giải siêu độ, cõi tịnh phúc lạp vui vầy, thoát buông não phiền của kiếp nhân sinh nào từng tồn tại để chẳng màn luyến lưu oán thán nặng thề.