(SaoZone) – Ngay sau tuyên bố “trút lửa” xuống Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bình Nhưỡng đã phản pháo bằng lời đe dọa tấn công đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ nằm giữa Thái Bình Dương và đây là lý do.

 Dù nằm rất xa nước Mỹ và biệt lập giữa biển nhưng đảo Guam đóng vai trò quan trọng cho chiến lược của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Vùng lãnh thổ này là nơi đặt căn cứ quân sự phức hợp Marianas, trung tâm chỉ huy quân sự của Mỹ. Tại đây, người Mỹ bố trí cả sân bay và quân cảng với sức mạnh quân sự to lớn. Nằm cách Triều Tiên 3.520 km, hòn đảo có chiều dài 57,6 km, rộng từ 9,6 km tới 19,2 km là nơi sinh sống của 162.000 người.

Dù nằm rất xa nước Mỹ và biệt lập giữa biển nhưng đảo Guam đóng vai trò quan trọng cho chiến lược của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Vùng lãnh thổ này là nơi đặt căn cứ quân sự phức hợp Marianas, trung tâm chỉ huy quân sự của Mỹ. Tại đây, người Mỹ bố trí cả sân bay và quân cảng với sức mạnh quân sự to lớn. Nằm cách Triều Tiên 3.520 km, hòn đảo có chiều dài 57,6 km, rộng từ 9,6 km tới 19,2 km là nơi sinh sống của 162.000 người.

 Sau cuộc chiến Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898, Guam trở thành vùng lãnh thổ hải ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, năm 1941, phát xít Nhật giành quyền kiểm soát hòn đảo trước khi Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm lại nó năm 1944.

Sau cuộc chiến Mỹ – Tây Ban Nha năm 1898, Guam trở thành vùng lãnh thổ hải ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, năm 1941, phát xít Nhật giành quyền kiểm soát hòn đảo trước khi Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm lại nó năm 1944.

 Ngày nay, đảo Guam trở thành căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ với 6.000 quân đồn trú. Quân đội Mỹ cũng kiểm soát khoảng 1/3 diện tích hòn đảo và xây dựng trên đó nhiều cơ sở quân sự, bao gồm sân bay đủ lớn để các loại máy bay ném bom chiến lược cất và hạ cánh cũng như quân cảng đủ sâu để tàu ngầm và tàu sân bay có thể neo đậu.

Ngày nay, đảo Guam trở thành căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ với 6.000 quân đồn trú. Quân đội Mỹ cũng kiểm soát khoảng 1/3 diện tích hòn đảo và xây dựng trên đó nhiều cơ sở quân sự, bao gồm sân bay đủ lớn để các loại máy bay ném bom chiến lược cất và hạ cánh cũng như quân cảng đủ sâu để tàu ngầm và tàu sân bay có thể neo đậu.

 Căn cứ không quân Andersen nhìn từ trên cao. Hiện tại, Mỹ sử dụng căn cứ không quân này như là bệ phóng chiến lược cho các loại phi cơ ném bom chiến lược bay tới bán đảo Triều Tiên và các khu vực khác ở châu Á – Thái Bình Dương.

Căn cứ không quân Andersen nhìn từ trên cao. Hiện tại, Mỹ sử dụng căn cứ không quân này như là bệ phóng chiến lược cho các loại phi cơ ném bom chiến lược bay tới bán đảo Triều Tiên và các khu vực khác ở châu Á – Thái Bình Dương.

 Một số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược tối tân nhất của Không quân Mỹ, bao gồm hai loại máy bay tàng hình B-2 Spirits và B-1 Lancers cùng B-52 Stratofortress đều được biên chế trên đảo Guam.

Một số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược tối tân nhất của Không quân Mỹ, bao gồm hai loại máy bay tàng hình B-2 Spirits và B-1 Lancers cùng B-52 Stratofortress đều được biên chế trên đảo Guam.

 Cuối tháng 7, Mỹ đã cử thêm những chiếc B-1B Lancer tới đây trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên có dấu hiệu leo thang.

Cuối tháng 7, Mỹ đã cử thêm những chiếc B-1B Lancer tới đây trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên có dấu hiệu leo thang.

 Toàn cảnh Khu phức hợp Marianas, trong đó có Căn cứ Hải quân Guam, của quân đội Mỹ.

Toàn cảnh Khu phức hợp Marianas, trong đó có Căn cứ Hải quân Guam, của quân đội Mỹ.

 Căn cứ Hải quân Guam là “nhà” của Hạm đội Tàu ngầm 15 của Hải quân Mỹ với biên chế nhiều tàu ngầm hạt nhân như USS Chicago, USS Topeka, USS Key West và USS Oklahoma City.

Căn cứ Hải quân Guam là “nhà” của Hạm đội Tàu ngầm 15 của Hải quân Mỹ với biên chế nhiều tàu ngầm hạt nhân như USS Chicago, USS Topeka, USS Key West và USS Oklahoma City.

 Đơn vị tác chiến đặc biệt số 1 của Hải quân Mỹ, bao gồm cả lực lượng Biệt kích Hải quân số 4, cũng đóng tại đảo Guam.

Đơn vị tác chiến đặc biệt số 1 của Hải quân Mỹ, bao gồm cả lực lượng Biệt kích Hải quân số 4, cũng đóng tại đảo Guam.

 Ngoài ra, Quân đội Mỹ còn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao với nhiệm vụ bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đảo. Dù chưa một lần được sử dụng trong thực chiến như THAAD đã chứng tỏ khả năng đáng gờm trong rất nhiều thử nghiệm của quân đội Mỹ.

Ngoài ra, Quân đội Mỹ còn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao với nhiệm vụ bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đảo. Dù chưa một lần được sử dụng trong thực chiến như THAAD đã chứng tỏ khả năng đáng gờm trong rất nhiều thử nghiệm của quân đội Mỹ.

Theo Vietnamnet