(SaoZone) – Cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh” ra đời trong sự tranh luận nảy lửa, lập tức trở thành cuốn sách hot nhất, được cộng đồng tìm đọc, và tiếp tục gây ra nhiều tranh cãi về mục đích ra mắt sách.

“Tôi mong muốn tìm được người bạn đời trong tương lai cùng chung mục tiêu như ba má tôi tìm được nhau” – “Cô gái tỉ đô” Trần Uyên Phương chia sẻ.

Các kênh truyền thông nổi tiếng thế giới đã nhắc đến hiện tượng kinh tế kỳ lạ ở Việt Nam: Một doanh nghiệp gia đình được vận hành bởi ông bố và 2 cô con gái sở hữu cơ ngơi hàng tỷ USD và nằm trong số những công ty của người Việt có khát vọng vươn ra toàn cầu.

1- Trần Uyên Phương

Doanh thu của Tân Hiệp Phát năm 2016 đã đạt mốc 500 triệu USD và với việc đưa thêm nhiều nhà máy vào hoạt động, doanh thu 1 tỷ USD đã là mục tiêu gần trong vài năm tới. Đến 2027, con số này sẽ là 3 tỷ USD.

Người ngoài sẽ khó hình dung được người gánh vác mục tiêu này là một cô gái 36 tuổi – “Cô gái tỉ đô” Trần Uyên Phương.

Cuốn sách được Trần Uyên Phương dành nhiều tâm huyết viết trong gần 10 năm và vừa ra mắt đã gây ra một cơn sốt thực sự trên thị trường với hơn 11.285 cuốn sách đã bán ra sau một tháng đầu tiên. Cho đến thời điểm hiện tại, Trần Uyên Phương vẫn chưa ký kết hợp đồng với các đơn vị phát hành sách truyền thống.

7-Tran Uyen Phuong

Phỏng vấn nhanh: “Nếu không thật, tôi không dám nói trước ba má mình…”
Phóng viên: Để cho ra đời “Chuyện nhà Dr Thanh”, như chị từng tự sự là trong những lần tranh luận nảy lửa với ba chị?

Trần Uyên Phương: Cho đến khi chuẩn bị ấn bản, ba tôi vẫn phản đối. Ông cảnh báo hãy coi chừng kẻo người đọc lại nghĩ là tôi đang PR cho gia đình. Nhưng thấy tôi quyết liệt bảo vệ ý tưởng của mình, ba cũng tin tưởng để tôi làm. Ngày ra mắt, ba tôi phát biểu ông cảm thấy tự hào về món quà mà con gái gửi tặng gia đình khiến tôi mừng muốn rơi nước mắt.

Tại sao chị chọn đoạn mở đầu câu chuyện bằng một thông điệp khá “sốc”: Khuyên má hãy bỏ ba?
– Suốt tuổi thiếu niên, tôi sợ ba, suy nghĩ ám ảnh nhất trong tôi là không biết ba có thương má và mấy đứa con. Chúng tôi có những hờn trách vô lý với ba má mình. Cho đến một ngày, sự cố xảy ra. Với chúng tôi, đó là những bài học lớn lao và thật mừng là sóng gió khiến cả gia đình gần lại với nhau hơn.
– Liệu những chuyện trong sách có bao nhiêu phần trăm sự thật? Chị có còn giữ chút nào để “làm vốn” cho cuốn sách sau hay không?
– Tất cả những gì đã ghi lại trên giấy đều phải là thật. Tôi là một đứa con, tôi viết về gia đình. Chưa xét đến việc đứng trước hàng trăm ngàn độc giả mà chỉ cần tôi viết điều gì không thật, tôi sẽ không dám đứng trước ba má tôi và đưa cho họ đọc cuốn sách.
Cho đến khi công bố cuốn sách này, tôi chưa hề có ý định trở thành nhà văn hoặc người viết sách chuyên nghiệp. Thế nên mọi chuyện của tương lai hãy để tương lai quyết định.

2 chị em
Cuốn sách này có thể coi như một cuốn hồi ký nói về quá khứ và mở hướng tương lai? Điều chị trăn trở nhất khi viết nên cuốn sách này là gì?
– Thuộc thế hệ kế tục, chúng tôi cần được rèn giũa để có đủ bản lĩnh giữ được ngọn lửa “không gì là không thể” từ ba tôi truyền lại.
Trong kinh doanh tất nhiên sẽ có những “góc khuất”! Vậy những “bí mật” công khai trong cuốn sách có lợi cho công việc kinh doanh hay không?
– Nếu sợ, tôi đã không công bố “Chuyện nhà Dr. Thanh”. Hơn nữa, ở đây có hai câu chuyện rất rõ ràng, tôi ra mắt cuốn sách là món quà tặng cho gia đình. Sau nữa, tôi muốn truyền cảm hứng cho những người khởi nghiệp. Còn kinh doanh thì hiệu quả thế nào đó là bài toán doanh nghiệp.

3-Trần Uyên Phương
Là ái nữ một gia đình danh giá, nhưng rất ít khi thấy chị trưng diện hàng hiệu, siêu xe và những vật dụng xa xỉ, theo chị, giá trị quan trọng nhất mà chị phấn đấu trong sự nghiệp và cuộc sống là gì?
– Ba đã cho chúng tôi hiểu chưa làm ra tiền mà thấy toàn tiền, thì chỉ mang họa vào thân. Ba đã khiến chúng tôi đủ mạnh để tin rằng giá trị lớn nhất là sự tự do sống bằng năng lực của mình, không bị lệ thuộc vào bất cứ điều gì, chứ không chỉ là tiền.

Như An