(SaoZone.net) – Không phải tự nhiên mà các thương hiệu đình đám của làng mỹ phẩm châu Á như Menard, SK-II,… lại khiến phái đẹp tôn thờ như một tín ngưỡng. Bí quyết nằm ở sự kết hợp nguồn dược liệu truyền thống với những nghiên cứu khoa học đỉnh cao, được làm bằng tất cả tình yêu với cái đẹp.
Theo báo cáo thống kê mới nhất của World’s Top Exports, những nước có lượng xuất khẩu mỹ phẩm tăng nhanh nhất kể từ năm 2014 là Nhật Bản (tăng 231,5%), Hàn Quốc (tăng 209%), Singapore (tăng 135,9%). Trong năm 2018, Cơ quan Hải quan Hàn Quốc báo cáo xuất khẩu mỹ phẩm của nước này lên tới 3,924 tỷ USD trong khi Nhật Bản 4,53 tỷ USD. Chính vì vậy, có thể thấy công nghiệp mỹ phẩm châu Á, đặc biệt là Nhật Bản đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ.
Công thức phương Đông huyền bí
Phong cách làm đẹp châu Á luôn chú trọng đến cải thiện nét đẹp tự nhiên của phụ nữ với hình ảnh trong mướt, mịn màng. Do đó, các thương hiệu mỹ phẩm quan tâm rất nhiều đến trải nghiệm của người dùng để hoàn thiện quy trình dưỡng da phức tạp. Các thành phần dược liệu quý giá không chỉ mang lại những thay đổi tích cực cho làn da mà còn gửi gắm tinh túy của nghệ thuật làm đẹp chuẩn Á Đông.
Tại Nhật Bản, các nhà khoa học của Menard đã nắm bắt được sự tinh tế và hiệu quả trong làm trắng của men Shirakami vào dòng sản phẩm mang dưỡng trắng và trị nám Fairlucent. Loại men được sử dụng để làm bánh cho Hoàng gia Nhật Bản và bất ngờ được phát hiện khi đã khiến cho đôi tay của những người thợ làm bánh ngày càng mịn màng, trắng sáng.
Cũng trên mảnh đất mặt trời mọc ở vùng biển phía bắc xa xôi của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, người ta cũng tìm thấy loại tảo nâu Alaria với những khả năng đặc biệt để giúp ngăn ngừa các dấu vết sạm nám từ những lần đầu tiên ra mắt dòng sản phẩm Fairlucent năm 1986.
Đầu tư phát triển công nghệ
Các kỹ thuật như chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên được xem là đặc thù sáng tạo của mỹ phẩm châu Á. Mỹ phẩm châu Á được ưa chuộng khi đưa vào các sản phẩm làm đẹp thành phần tự nhiên như linh chi, tảo biển, hoa lily, cúc tím, sơn chi,… cùng các loại thảo mộc và hoa khác. Có thể nói, chính vì một phần áp lực về nhu cầu sắc đẹp của phụ nữ Á Đông nên các công ty trong lĩnh vực này liên tục cải tiến và đầu tư nghiên cứu nhiều sản phẩm chăm sóc da tối ưu nhất.
Khó ai có thể cạnh tranh sự cầu kỳ của những kỹ thuật làm đẹp và sự bền vững đầu tư dài hạn vào công nghệ của nền mỹ phẩm Nhật Bản. Tại xứ sở phù tang, mỹ phẩm là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất trên thế giới.
Tại thành phố biển Nagoya xinh đẹp, Menard ra đời năm 1959 trở thành một trong những thương hiệu hiếm hoi sở hữu Viện nghiên cứu lớn với sứ mệnh mang đến sản phẩm chất lượng và dịch vụ hoàn hảo. Menard liên tiếp vượt qua những thách thức về nghiên cứu da, giải mã Gen, Hệ mao mạch, Tế bào gốc và ứng dụng những phát kiến khoa học để tăng cường hiệu quả làm đẹp. Trong đó, dòng sản phẩm dưỡng da trị nám & làm trắng, chống lão hóa Fairlucent đã có đến 33 năm tâm huyết nghiên cứu và phát triển.
Tinh thần kaizen không ngừng cải tiến đã giúp viện nghiên cứu Menard ứng dụng công nghệ nhũ hóa vi phân tử cho dưỡng da giúp hấp thụ dưỡng chất qua nhiều lớp và thẩm thấu sâu trong tế bào dưới da.
Theo triết lý của ngài Daisuke Nonogawa – nhà sáng lập thương hiệu mỹ phẩm Menard, sứ mệnh của thương hiệu nằm ở việc cá nhân hóa chăm sóc từng khách hàng và mang đến thế giới quan tao nhã. Mỗi sản phẩm là thành quả của quy trình sản xuất khép kín hiện đại, chứa đựng tư duy thiết kế tinh tế để nâng tầm trải nghiệm cho người dùng.
Hơn thế nữa, vượt qua phạm vi cung cấp giá trị lý tính cho khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụ, Menard mang tới những trải nghiệm xã hội tốt đẹp và nghệ thuật thường thức cuộc sống cho hàng trăm triệu phụ nữ trên thế giới.