(SaoZone.net) – Lâm Vỹ Dạ mời các nghệ nhân hát bài chòi từ Bình Định vào Sài Gòn tham gia ‘Tết nay ăn gì’ cùng Long Nhật.

Là nơi đã sinh ra bao nhiêu vần thơ áng văn mơ mộng và tình cảm. Huế có lẽ chính là trái tim của miền Trung khô cằn chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt. Dải đất nằm giữa quê hương hình chữ S thương mến. Thế nhưng, đây cũng chính là nơi mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất vì từng là thủ đô của nước Đại Việt. Trong tập 2 của “Tết nay ăn gì?”, tuy không thể đến tận nơi nhưng Lâm Vỹ Dạ cũng đem căn bếp của mình vào cung đình với mô hình “Ngự Lâm Viên – Huế thu nhỏ” khiến cho khách mời Long Nhật thích thú. Đặc biệt, Long Nhật và Lâm Vỹ Dạ đều là 2 người con của xứ Huế.

Long Nhật ôm ấp Lâm Vỹ Dạ cùng nấu món Huế tại ‘Tết Nay Ăn Gì’

Long Nhật đã vì lời mời tham gia “Tết Nay Ăn gì?” của Lâm Vỹ Dạ mà bắt vé máy bay từ sáng sớm vào Sài Gòn để tham dự chương trình. Chương trình còn tái hiện lại cảnh chơi bài chòi từ những nghệ nhân từ Bình Định. Đây là những con người hiếm hoi lưu giữ phong cách chơi bài chòi đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhắc đến Tết miền Trung không thể không kể đến những loại bánh truyền thống được làm thủ công ngon miệng đẹp mắt. Trong “Tết nay ăn gì?”, 2 khách mời được tham gia trò chơi đoán tên bánh với hơn 8 loại bánh khác nhau. Người miền Trung có quan niệm, ngày đầu tiên của năm mới thì nên đón chào những thứ thanh tao ngọt ngào. Trong thực tế, mâm cỗ giao thừa của người dân xứ này thông thường chỉ bao gồm các loại bánh, chè chay ngọt. So với bánh chưng, bánh tét, giò, chả… và các món ăn đa dạng khác của hai miền Bắc – Nam vào dịp Tết thì những món bánh ngọt lại là đặc trưng của những người con miền Trung.

Sau phần thi tài đoán bánh, Long Nhật được hướng dẫn vào căn bếp cung đình của Lâm Vỹ Dạ để cùng nữ nghệ sĩ chế biến 2 món ăn đặc trưng Bò kho mật mía và Mứt gừng. Với bò kho mật mía xuất xứ từ xứ Nghệ, món này hội tụ đầy đủ ngọt, mặn, chua, cay, bùi, đắng, chát và thơm nồng nàn mùi gia vị từ rừng, là tinh hoa của ẩm thực xứ Nghệ nói riêng và miền Trung nói chung. Ngoài ra, với ý nghĩa mang lại cuộc sống đầm ấm hạnh phúc, mứt gừng là một trong những loại mứt có vị ngọt thanh, cay nhẹ và gừng là vị thuốc dân gian chữa được nhiều loại bệnh, vô cùng tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, mứt gừng chấm muối còn là món ăn truyền thống trong đêm động phòng của cô dâu chú rể người Huế. Trong đêm tân hôn, đại diện người trong gia đình có cuộc sống viên mãn hạnh phúc sẽ là người mang gừng và muối vào phòng cô dâu chú rể, gừng sẽ chấm muối sau đó cô dâu chú rể mỗi người cắn một nửa với ý nghĩa ‘gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau’, mong muốn họ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau mãi về sau.

Tập 2 “Tết nay ăn gì?” trước khi khép lại, Lâm Vỹ Dạ còn tự tay mình chuẩn bị một mâm cỗ ngày Tết miền Trung đặc sắc với đầy đủ nem chua, thịt heo ngâm nước mắm, bánh tét, giò chả bò, dưa món, tré. Từng món ăn đều mang ý nghĩa riêng khiến cho khán giả cảm nhận sâu sắc được ý nghĩa của một cái Tết miền Trung nghĩa tình, trang trọng.

Sau 2 tập được phát sóng, với những món ăn gần gũi, quen thuộc và đặc trưng, ‘Tết nay ăn gì’ đã nhận được rất nhiều tình cảm yêu mến của khán giả và nhanh chóng đạt top từ khóa tìm kiếm cho ngày Tết. Tập 3 của ‘Tết nay ăn gì’ sẽ tiếp tục được lên sóng ngày 28/01/2020 trên kênh HTV7 và phát lại trên kênh youtube chính thức của nghệ sĩ hài Lâm Vỹ Dạ.

Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=Kr3DzcwjyPo&t=382s

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here