(SaoZone) – Ra mắt đúng dịp Ngày của Cha và Ngày gia đình Việt Nam (28-6) cuốn sách cảm động “Chuyện nhà Dr. Thanh” của tác giả Trần Uyên Phương viết về gia tộc doanh nhân Trần Quí Thanh “cháy hàng” tưng bừng, in không đủ bán.

Ban đầu, nhiều người còn “ngó nghiêng” xem cuốn sách viết về cái gì, có thực sự là một cuốn sách “nặng ký” hay chỉ là lời thanh minh của gia tộc họ Trần. Nhưng ngay sau khi ra mắt, thật bất ngờ là mỗi ngày có khoảng hơn 500 người đặt mua cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh”. Nếu không thực sự thu hút và khiến cho độc giả xúc động, chắc chắn không tự nhiên người đọc bỏ tiền mua sách.

Dr Thanh - Tran Uyen Phuong 2Trước sự đón nhận của độc giả, tác giả Trần Uyên Phương quyết định trích từ tiền bán mỗi cuốn sách 20.000 để tạo quỹ tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Sau hai tuần kể từ ngày ra mắt cuốn sách, hiện tại đã có tới hơn 126 triệu đồng nằm trong quỹ này.

“Chuyện nhà Dr. Thanh” được bán online trên trang: http://www.tranquithanh.com, không ai ngờ, vừa ra mắt cuốn sách, giới thiệu tới độc giả, và thực sự còn chưa quảng bá về website này, cư dân mạng đã ùn ùn vào website nhấn nút đặt sách. Trang web cũng được coi như một cánh cửa ngỏ để doanh nhân Trần Quí Thanh tương tác với bạn đọc, kể những câu chuyện hài hước, thư giãn và trả lời những thắc mắc của độc giả về gia tộc doanh nhân “kín bưng” này.

Dr Thanh va gia dinh

Rất ít cuốn sách Việt làm được nhưng “Chuyện nhà Dr. Thanh”, dám ấn bản tới 100.000 ngay trong lần in đầu tiên. Với con số này, nếu không bán được thì sách sẽ chất đầy trong kho bãi, chịu cảnh mục nát và còn tốn thêm chi phí lưu kho.

Vì chia thành hai ấn bản bìa mềm và bìa cứng nên việc in ấn “Chuyện nhà Dr. Thanh” được tiến hành song song ở cả hai đầu TPHCM và Hà Nội cho nhanh. Nhưng không ngờ, sách vận chuyển về được đến đâu độc giả đã đặt mua trước đến đó. Hiện tại, chính tác giả cũng chưa giữ lại được trên tay cuốn nào.

Theo nguồn tin của chúng tôi, cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh” cho đến ngày hôm nay còn chưa được ký kết hợp đồng với các đối tác phát hành sách truyền thống. Tác giả Trần Uyên Phương mới chỉ chấp nhận triển khai bán online trên website gia đình: http://www.tranquithanh.com. Ngoài ra, tác giả Trần Uyên Phương có để hai hotline điện thoại ở hai đầu TPHCM và Hà Nội làm đại diện cho tác giả để chuyển sách tới tay người đọc.

Đối với ngành phát hành sách truyền thống, đây sẽ là một “cú sốc” không hề nhỏ. Với sự thiếu nhạy cảm về một nguồn hàng tốt, ban đầu, chắc chắn nhiều đơn vị phát hành sẽ ngồi đợi sự “cầu cạnh” của nhà đầu tư. Thị trường xuất bản Việt Nam lâu nay đặt ra những tiền lệ khó sửa là nhà đầu tư bỏ tiền in ấn, trả nhuận bút cho tác giả, xong lại phải “đi cửa trước”, “rước cửa sau” với các nhà phát hành, tìm mọi cách để đưa được sách lên quầy, trả chi phí PR, marketing cho ấn phẩm…

Nhà phát hành, với lợi thế có sẵn cửa hiệu, tập khách hàng truyền thống, nên được quyền “mặc cả” để được lợi nhiều nhất, trong khi con số phát hành “èo uột” của các cuốn sách theo kiểu “truyền thống”, nhất là với sách văn học, tự truyện thì cao nhất cũng chỉ có thể lên tới 5000 hoặc 10.000 bản in. Con số nhỏ này được chia ra cho rất nhiều nhà phát hành khác nhau, mỗi bên chỉ lấy vài trăm cuốn sách chứ không chịu lưu kho.

Thường thì thời gian vận chuyển từ nhà in tới kho, từ kho phân bổ lên tới quầy cũng mất từ 7 đến 10 ngày. Thành thử độc giả nhiều khi đợi lâu sẽ ngán ngẩm bỏ qua.

Trường hợp của “Chuyện nhà Dr. Thanh” đang đi chệch ra ngoài cách thức phát hành truyền thống. Còn chưa ký hợp đồng với các nhà phát hành, tác giả Trần Uyên Phương đã bán hơn 8.000 cuốn sách. Con số này vẫn đang cập nhật, tăng lên từng ngày. Tác giả Trần Uyên Phương cho biết có ba đơn hàng đến từ nước Úc, một đơn hàng từ Canada, hai đơn hàng từ Nhật, và hai đơn hàng từ Mỹ đặt hàng mua cuốn sách.

Theo Trần Uyên Phương cho biết, chính vì trân trọng từng độc giả, nên bất cứ độc giả nào đặt mua sách ở Việt Nam đều được “trả hàng” trong vòng 24h. Độc giả ở nước ngoài mới phải chờ thêm thời gian vận chuyển.

Trả lời cho câu hỏi vì sao chưa ký hợp đồng với các nhà phát hành, Trần Uyên Phương cho biết: “Khi gặp gỡ các nhà phát hành, tôi thấy phần trăm dành cho nhà phát hành quá cao so với các mặt hàng khác như bình thường chúng tôi vẫn sản xuất. Nên tôi đang còn trong quá trình đàm phán với các nhà phát hành. Trong lúc chờ đợi ký kết, chúng tôi vẫn có thể mang tới tận tay những người mong muốn đọc cuốn sách. Khi người đọc bỏ tiền ra mua trực tiếp từ chúng tôi, phần lớn số tiền dành cho nhà phát hành sẽ được bỏ vào quỹ tặng học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó. Chỉ với 20.000 đồng trích từ mỗi cuốn sách, sau hai tuần, quỹ học bổng đó hiện giờ đã lên tới hơn 126 triệu đồng”.

Tran Uyen Phuong - Tran Ngoc Bich

Rất nhiều độc giả đọc xong cuốn sách đã có những lời bình luận xúc động trên cộng đồng mạng xã hội: Nếu ai đã có gia đình, nếu ai đã lập nghiệp thì nên đọc cuốn sách hữu ích này” – Bạn đọc Nga Nguyen. 

“Một sự chia sẻ chân thật, không màu mè ngay chính từ cái tựa “Chuyện nhà Dr. Thanh”. Cảm xúc sau khi đọc là rất trân trọng. Mình nghĩ các bạn sale nên đọc. Cảm ơn tác giả Trần Uyên Phương” – Bạn đọc Tran Huyen Linh.

“Từ đầu đến cuối là một không khí sôi động và mâu thuẫn luôn đẩy cao đến bùng nổ và điểm mở ra các nút cổ chai đó là tư duy sắc sảo, bản lĩnh và lòng hy sinh vô bờ của nhân vật chính và cả gia đình…” – Bạn đọc Phuc Thinh Vo.

Trich-chuyen_nha_DR_thanh

“Viết rất dài nhưng rồi lại xoá đi. Thứ còn lại trong mình là “gia đình” và “sự kiên cường” thứ mình khâm phục là “giàu vượt sướng”… Ngắn và gọn, nếu ai có thời gian, hãy đọc nó để hiểu được “Có những lúc khó khăn, tưởng chừng như gục ngã nhưng với nghị lực sống phi thường, sự chấp nhận nhìn ra sai lầm, không oán trách, không đổ lỗi”, đó là cái mà mình thích nhất…” – Bạn đọc Tuan Vu Phan.

Không chỉ mang lại những bài học đắt giá cho độc giả từ cuốn sách về câu chuyện kinh doanh trắc trở, tinh thần khởi nghiệp vượt khó, tình cảm gia đình sâu lắng, xúc động,  “Chuyện nhà Dr. Thanh” còn đầy ắp nghĩa tình, tri ân xã hội, dành tặng các em học sinh nghèo vượt khó những phần quà của yêu thương.  

Anh Như

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here