(SaoZone) – Ông Ngô Nhật Phương- Chủ tịch Công ty Cổ phần Appollo đã ký hợp đồng ngày 28/6/2017 chuyển nhượng số cổ phiếu chiến lược và toàn bộ phần vốn đã đầu tư trước đó vào công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I- Pharbaco, Được biết đơn vị mua  là: Công ty cổ phần Sài Gòn Pharma, Công ty TNHH Dược Phẩm Huy Cường, một đối tác nước ngoài và 9 cổ đông khác tại Việt Nam.

1400375349_l_07_jpg3

Qua thương vụ này ông Ngô Nhật Phương lỗ hơn 140 tỷ đồng. Như vậy, từ năm 2015 đến nay, hoạt động kinh doanh của ông Ngô Nhật Phương và Công ty Apollo liên tục gánh những khoản lỗ khủng, như lỗ trong việc bán thanh lý toàn bộ số cao su ở Lào, Campuchia, Bình Phước và Tây Ninh… Với khoản lỗ 853 tỷ so với vốn đầu tư. Tiếp đó là khoản lỗ do việc thanh lý toàn bộ để chấm dứt các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thanh long, tiêu, điều xuất khẩu với tổng lỗ hơn 1000 tỷ đồng khiến các cổ đông không khỏi lo lắng.

Trước đó, khi mua 60% cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương I-Pharbaco để trở thành cổ đông chiến lược, Ông Ngô Nhật Phương đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng thay mới toàn bộ thiết bị, dây chuyền cũ, xây mới các phòng nghiên cứu thẩm định, xây dựng lại hệ thống kho, chỉnh trang nhà máy, nâng cấp toàn bộ phần mềm quản lý… đồng thời tăng lương và chăm lo cho  hoạt động của công ty, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.

dsc_9018_171945562

Pharbaco cũng đã ký kết các hợp đồng với Đức và một công ty của Anh  để xây dựng trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ung thư, dây chuyền sản xuất sinh phẩm  và xây dựng 6 dây chuyền sản xuất các loại thuốc đạt tiêu chuẩn nhóm I- EU. Với nguồn vốn lên đến 3600 tỉ đồng, 3 dây chuyền đã bắt đầu khởi công nhưng khi nhận được thông tin ông Phương và Công ty Appollo rút khỏi các hoạt động đầu tư và kinh doanh ngành dược khiến cho giới đầu tư hết sức bất ngờ.

Trả lời câu hỏi vì sao đầu tư với số tiền lớn như vậy ông lại rút vốn khỏi Pharbaco, ông Ngô Nhật Phương chia sẻ: Tôi  không phải  là người làm trong ngành dược, nhưng được một số bạn bè thân hữu “rủ rê” kinh doanh lĩnh vực này.  Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy từ nhiều năm qua, hầu hết các công ty đa quốc gia đã thực sự “leo cao, ăn sâu, cắm rễ” vào tất cả các bệnh viện trong nước và thao túng ngành dược Việt Nam. Cụ thể: trong tổng số hơn 80 ngàn tỷ đồng cho bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2016, thì các doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 66%. Còn lại khoảng 1,5 tỷ đô la Mỹ  thì hơn 200 doanh nghiệp trong nước cạnh tranh nhau ngay trên sân nhà, không đoàn kết, ít có sự hợp tác với nhau. Thực tế các doanh nghiệp dược Việt Nam ít đầu tư nghiên cứu mà chỉ “chăm chăm”  xem các hoạt chất visa nào có thể bán được thì lập hồ sơ xin visa sản xuất. Thậm chí, có những hoạt chất đến hơn 100 visa. Nếu tình trạng như vậy liên tục kéo dài thì ngành dược Việt Nam không thể phát triển sản xuất được, nếu có chỉ duy trì trong tình trạng “thoi thóp, cầm chừng”,

Trong thời gian qua, Đảng chính phủ luôn có chính sách khuyến khích: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, tăng cường sử dụng thuốc nội, nhưng đối với lĩnh vực dược thì chưa hiệu quả. Phần lớn các bệnh viện đều nêu đủ các lý do để mua rất ít hàng Việt như các bệnh viện: Trung ương Huế, BV đại hoc Y Dược, BV Việt Đức, Bệnh viên K,…Phần lớn thuốc ở đây đều là thuốc ngoại. Thực tế, thị trường dược dành cho doanh nghiệp trong nước hết sức nhỏ bé mặc dù tiềm năng với mức tăng trưởng hơn 20%  nên các công ty và cá nhân có tầm cỡ chắc chắn sẽ chưa đầu tư và đeo đuổi vào các hoạt động kinh doanh của ngành dược, khi những chính sách nhằm hỗ trợ việc đầu tư sản xuất thuốc trong nước chưa trở thành sách lược một cách cụ thể hóa nhằm xây dựng ngành dược phẩm trong nước phát triển vững mạnh. Chính sách an ninh dược phẩm chưa được đặt ra như yêu cầu bắt buộc như các quốc gia khác. Tại hội nghị trực tuyến ngành y tế  đầu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 9 hạn chế của ngành y tế. Trong đó, có nhiều vấn đề đã tồn tại dai dẳng nhiều .

Ngô Nhật Phuong cung vo la ca si Trang Nhung va cac conHơn nữa, bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực y tế ông Phương cho rằng:  còn lộ rõ  những bất cập, năng lực yếu kém.. Chúng ta không  tham khảo học hỏi những tính ưu việt của các quốc gia có trình độ phát triển  thu nhập GDP và chỉ số chi bảo hiểm y tế trên đầu người tương tự Việt Nam như : Băng-la-đét, Philippine, Pa-ki-xtan…vì vậy khi quỹ bảo hiểm y tế bị đổ bể thì nhằm giảm nguồn chi, bảo hiểm y tế lại chọn cách “đánh đồng”  các dạng bào chế khác nhau thành một. Thí dụ: Từ viên sủi, viên nén, viên phát tán…lấy lý do cùng hàm lượng, nồng độ, tác dụng như nhau để áp giá chung là viên nén. Trong khi đó việc đầu tư công nghệ bào chế  tá dược của viên phát tán so với viên nén, giá do phải sử dụng tá dược và bao bì bảo quản với chất lượng tốt hơn nên viên phát tán có giá cao hơn từ 10 đến 12 lần. nhưng đó là điều bắt buộc vì phác đồ điều trị khác nhau viên phát tán, viên sủi thường dành cho những người đa bệnh, trẻ em , người có sức khỏe yếu hoặc kháng thuốc không thể uống được mà phải dùng viên ngậm. Điều này tạo ra nghịch lý trớ trêu là các doanh nghiệp đầu tư ít, đơn giản nhưng lại có khả năng cạnh tranh so với các đơn vị có đầu tư lớn, công nghệ cao hiện đại. Nếu theo quan điểm áp dụng của Bảo hiểm y tế Việt Nam thì các doanh nghiệp VN chỉ cần đầu tư một dây chuyền viên nén là thành nhà máy vô tình đã bóp cổ sức sống và sự phát triển của doanh nghiệp dược Việt. Ngay trong công tác bổ nhiệm cán bộ cho ngành dược, Bộ chính trị Chính phủ và Bộ y tế nhiều khi chưa coi trọng. Có giai đoạn lại bổ nhiệm một bác sĩ, thứ trưởng Phạm Lê Tuấn kiêm nghiệm ngành dược. Vì không có thứ trưởng có chuyên môn phụ trách về ngành dược nên nhiều văn bản chính sách áp dụng cho ngành dược không phù hợp.  Bảo hiềm Y tế chưa phối hợp chặt chẽ với ngành dược để có những chính sách tổng thể phù hợp, can thiệp bừa bãi khiến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hết sức mệt mỏi.

Ông Phương cũng cho biết mặc dù rút vốn và không đầu tư kinh doanh vào ngành dược nhưng nếu có sự đổi thay về chủ trương, chính sách phù hợp của nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp được áp dụng chắc chắn ông sẽ quay lại đầu tư quy mô hơn, bài bản hơn nhưng chỉ đầu tư khi số tiền chi cho bảo hiểm y tế trên 100 usd/người/năm.

Ngọc Minh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here